Tuần hoàn máu kém: "Thủ phạm" chính gây nên các bệnh về tim mạch
Tuần hoàn máu kém là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc điều trị các nguyên nhân cơ bản thay vì triệu chứng là rất quan trọng. Các nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến tuần hoàn máu kém là béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về động mạch.

Hệ thống tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng vận chuyển máu, oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Khi lưu lượng máu đến một bộ phận trong cơ thể bị giảm, bạn có thể gặp các biểu hiện của tuần hoàn máu kém. Tuần hoàn máu kém được gặp phổ biến nhất ở tứ chi, như chân và tay.

Tuần hoàn máu kém là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc điều trị các nguyên nhân cơ bản thay vì triệu chứng là rất quan trọng. Các nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến tuần hoàn máu kém là béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về động mạch.

Những biểu hiện của tuần hoàn máu kém

Các biểu hiện phổ biến nhất gồm:

  • Ngứa ran
  • Dị cảm ở chân tay
  • Đau
  • Co cứng cơ và chuột rút

Mỗi loại bệnh dẫn đến tuần hoàn máu kém có thể có các biểu hiện điển hình. Ví dụ, những người mắc bệnh động mạch ngoại biên có thể bị rối loạn cương dương cùng với đau, tê và ngứa ran.

Nguyên nhân gây ra tuần hoàn máu kém

Có một vài nguyên nhân khác nhau:

1/ Động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) có thể dẫn đến tuần hoàn máu kém ở chân. PAD là tình trạng tuần hoàn làm các mạch máu và động mạch bị thu hẹp. Tình trạng này giống với xơ vữa động mạch - các động mạch bị co cứng do sự tích tụ mảng bám trong động mạch và chúng đều làm giảm lưu lượng máu đến tứ chi và có thể dẫn đến các cơn đau.

Theo thời gian, lưu lượng máu giảm ở tứ chi có thể gây ra:

  • Ngứa ran
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương mô

Nếu không được điều trị, lưu lượng bị giảm của máu và các mảng bám trong động mạch cảnh có thể dẫn đến đột quỵ. Các động mạch cảnh là các mạch máu chính cung cấp máu cho não. Nếu sự tích tụ mảng bám diễn ra trong các động mạch của tim, bạn sẽ có nguy cơ đau tim.

PAD phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi nhưng độ tuổi trẻ hơn cũng có thể mắc. Những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc PAD sớm hơn bình thường.

2/ Cục máu đông

Các cục máu đông ngăn chặn lưu thông máu một phần hoặc toàn bộ. Chúng có thể phát triển ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể và có thể dẫn đến các vấn đề về tuần hoàn nếu phát triển ở tay hoặc chân.

Các cục máu đông có thể phát triển vì nhiều nguyên do và chúng có thể nguy hiểm. Nếu một cục máu đông ở chân vỡ ra, nó có thể đi qua các bộ phận khác của cơ thể kể cả tim và phổi. Nó cũng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời, cục máu đông có thể được điều trị thành công.

3/ Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị mở rộng do van không đóng đúng cách. Các tĩnh mạch hiện lồi ra và chằng chịt vào nhau, thường thấy ở mặt sau chân. Các tĩnh mạch tổn thương không thể lưu thông máu hiệu quả như các tĩnh mạch khác, do đó có thể gây ra tuần hoàn máu kém. Mặc dù hiếm gặp, suy giãn tĩnh mạch cũng có thể gây ra cục máu đông.

Nguy cơ suy giãn tĩnh mạch phần lớn dựa trên di truyền. Nếu người thân bị suy giãn tĩnh mạch, nguy cơ sẽ cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ hay người thừa cân cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra tuần hoàn kém ở một số bộ phận cơ thể

4/ Tiểu đường

Không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, tiểu đường còn có thể gây ra tuần hoàn kém ở một số bộ phận cơ thể. Những biểu hiện này bao gồm chuột rút ở chân, cũng như đau ở bắp chân, đùi hoặc mông. Chuột rút có thể trở nên tệ hơn khi bạn vận động. Những người có bệnh tiểu đường đang trở nặng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện các triệu chứng tuần hoàn máu kém. Điều này là do thần kinh đái tháo đường có thể làm giảm cảm giác ở tứ chi.

Tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề về tim và mạch máu. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao và bệnh tim.

5/ Béo phì

Nếu bạn thừa cân, ngồi hoặc đứng hàng giờ có thể dẫn đến các vấn đề tuần hoàn. Thừa cân hoặc béo phì cũng khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác khác dẫn đến tuần hoàn máu kém, gồm suy giãn tĩnh mạch và các vấn đề về mạch máu.

6/ Bệnh Raynaud

Những người chân tay lạnh mãn tính có thể mắc một bệnh gọi là Raynaud. Bệnh này làm cho các động mạch nhỏ ở tay và ngón chân thu hẹp. Các động mạch bị thu hẹp ít có khả năng vận chuyển máu trong cơ thể, vì vậy bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng tuần hoàn máu kém. Các triệu chứng của bệnh Raynaud thường xảy ra khi bạn ở nhiệt độ lạnh hoặc cảm thấy căng thẳng bất thường.

Các bộ phận cơ thể khác có thể bị ảnh hưởng bên cạnh ngón tay và ngón chân. Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng ở môi, mũi, núm vú và tai.

Phụ nữ hay những người sống ở vùng khí hậu lạnh sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh Raynaud cao hơn. 

Chẩn đoán tuần hoàn máu kém

Vì tuần hoàn máu kém là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý, chẩn đoán các bệnh lý cơ bản sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các triệu chứng. Điều quan trọng là ngay từ đầu phải cung cấp cho bác sĩ tiền sử bệnh của gia đình về tuần hoàn máu kém hay bất kỳ bệnh nào liên quan. Từ đó, bác sĩ mới có thể đánh giá về nguy cơ của bạn và có chẩn đoán phù hợp nhất.

Ngoài khám sức khỏe để phát hiện đau và sưng, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Xét nghiệm máu kháng thể để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, chẳng hạn với bệnh Raynaud
  • Xét nghiệm đường huyết cho bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu để tìm nồng độ D dimer cao trong trường hợp cục máu đông
  • Siêu âm hoặc chụp CT (chụp cắt lớp vi tính)
  • Xét nghiệm huyết áp bao gồm kiểm tra chân

Điều trị tuần hoàn máu kém

Việc điều trị tuần hoàn kém phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là các phương pháp có thể có:

  • Vớ nén cho chân đau và sưng
  • Chương trình tập luyện đặc biệt được chỉ định bởi bác sĩ để tăng lưu thông
  • Insulin cho bệnh tiểu đường
  • Phẫu thuật bằng tia laser hoặc nội soi trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Bạn có thể dùng những loại thuốc như thuốc làm tan cục máu đông, cũng như làm loãng máu tùy theo tình trạng. Hoặc sử dụng thuốc chẹn alpha và thuốc chẹn kênh canxi để điều trị bệnh Raynaud.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Bạn nên đi khám nếu có bất kỳ biểu hiện nào của tuần hoàn máu kém. Những biểu hiện khó chịu có thể báo hiệu một tình trạng tiềm ẩn, nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân tuần hoàn máu kém của bạn và điều trị vấn đề tiềm ẩn.

Khi được phát hiện sớm, các bệnh dẫn đến tuần hoàn máu kém có thể điều trị được. Nếu không được điều trị, trạng thái bệnh lý có thể tiến triển rất nhanh. Các biến chứng đe dọa tính mạng như cục máu đông, cũng có thể xảy ra nếu điều trị không đúng cách. Hãy tìm đến bác sĩ thăm khám để bắt đầu kế hoạch điều trị toàn diện cho một lối sống khỏe mạnh.

Liệu pháp BEMER của Infinity Healthcare Vietnam đang được xem là sự lựa chọn tốt nhất trong việc cải thiện tuần hoàn máu

Hiện nay, liệu pháp BEMER của Infinity Healthcare Vietnam đang được xem là sự lựa chọn tốt nhất trong việc cải thiện tuần hoàn máu và được sử dụng để điều trị các loại bệnh của hệ tuần hoàn. BEMER cải thiện tuần hoàn máu bằng cách thúc đẩy lưu thông vi mô và kích hoạt khả năng tự phục hồi của cơ thể. Liệu pháp này giúp duy trì sức khỏe, hỗ trợ và giúp các tế bào của bạn sản xuất nhiều năng lượng hơn.  (Tìm hiểu thêm tại: bemer.vn)

Nguồn tham khảo: healthline.com

 

Hệ tuần hoàn là tim và mạch máu của bạn, và nó rất cần thiết để giữ cho cơ thể bạn hoạt động. Hệ cơ quan này mang oxy, chất dinh dưỡng, chất điện giải và hormone đi khắp cơ thể. Gián đoạn, tắc nghẽn hoặc các bệnh khác sẽ ảnh hưởng đến quy trình bơm máu của tim và có thể gây ra các biến chứng như bệnh tim hoặc đột quỵ.

24/04/2020

Hoại tử (Necrosis) là sự chết tế bào và mô xảy ra trên cơ thể sống. Trái ngược với quá trình chết rụng tế bào (Apoptosis) xảy ra tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của động thực vật, hoại tử hầu hết luôn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân và thậm chí có thể gây tử vong. 

24/04/2020

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường như về gen di truyền, tiểu sử gia đình, sức khỏe cá nhân và các tác động bên ngoài v.v. 

24/04/2020

BEMER là sản phẩm ra đời vào khoảng năm 2004 tại Liechtenstein, được thiết kế ở Đức, và lắp ráp ở Thụy Sĩ, đây được xem là một trong những sự kết hợp tuyệt vời bậc nhất trên thế giới.

24/04/2020

Sóng xung từ trường PEMF vốn được coi là điểm quan trọng mấu chốt để tạo nên sự thành công của BEMER. Đó là các vùng năng lượng vô hình, thường được gọi là bức xạ, có liên quan đến việc sử dụng năng lượng điện và các hình thức chiếu sáng tự nhiên (hoặc nhân tạo) khác nhau.

24/04/2020
Tim mạch
Tuần hoàn máu kém: "Thủ phạm" chính gây nên các bệnh về tim mạch
Tuần hoàn máu kém là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc điều trị các nguyên nhân cơ bản thay vì triệu chứng là rất quan trọng. Các nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến tuần hoàn máu kém là béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về động mạch.

Hệ thống tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng vận chuyển máu, oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Khi lưu lượng máu đến một bộ phận trong cơ thể bị giảm, bạn có thể gặp các biểu hiện của tuần hoàn máu kém. Tuần hoàn máu kém được gặp phổ biến nhất ở tứ chi, như chân và tay.

Tuần hoàn máu kém là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc điều trị các nguyên nhân cơ bản thay vì triệu chứng là rất quan trọng. Các nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến tuần hoàn máu kém là béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về động mạch.

Những biểu hiện của tuần hoàn máu kém

Các biểu hiện phổ biến nhất gồm:

  • Ngứa ran
  • Dị cảm ở chân tay
  • Đau
  • Co cứng cơ và chuột rút

Mỗi loại bệnh dẫn đến tuần hoàn máu kém có thể có các biểu hiện điển hình. Ví dụ, những người mắc bệnh động mạch ngoại biên có thể bị rối loạn cương dương cùng với đau, tê và ngứa ran.

Nguyên nhân gây ra tuần hoàn máu kém

Có một vài nguyên nhân khác nhau:

1/ Động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) có thể dẫn đến tuần hoàn máu kém ở chân. PAD là tình trạng tuần hoàn làm các mạch máu và động mạch bị thu hẹp. Tình trạng này giống với xơ vữa động mạch - các động mạch bị co cứng do sự tích tụ mảng bám trong động mạch và chúng đều làm giảm lưu lượng máu đến tứ chi và có thể dẫn đến các cơn đau.

Theo thời gian, lưu lượng máu giảm ở tứ chi có thể gây ra:

  • Ngứa ran
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương mô

Nếu không được điều trị, lưu lượng bị giảm của máu và các mảng bám trong động mạch cảnh có thể dẫn đến đột quỵ. Các động mạch cảnh là các mạch máu chính cung cấp máu cho não. Nếu sự tích tụ mảng bám diễn ra trong các động mạch của tim, bạn sẽ có nguy cơ đau tim.

PAD phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi nhưng độ tuổi trẻ hơn cũng có thể mắc. Những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc PAD sớm hơn bình thường.

2/ Cục máu đông

Các cục máu đông ngăn chặn lưu thông máu một phần hoặc toàn bộ. Chúng có thể phát triển ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể và có thể dẫn đến các vấn đề về tuần hoàn nếu phát triển ở tay hoặc chân.

Các cục máu đông có thể phát triển vì nhiều nguyên do và chúng có thể nguy hiểm. Nếu một cục máu đông ở chân vỡ ra, nó có thể đi qua các bộ phận khác của cơ thể kể cả tim và phổi. Nó cũng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời, cục máu đông có thể được điều trị thành công.

3/ Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị mở rộng do van không đóng đúng cách. Các tĩnh mạch hiện lồi ra và chằng chịt vào nhau, thường thấy ở mặt sau chân. Các tĩnh mạch tổn thương không thể lưu thông máu hiệu quả như các tĩnh mạch khác, do đó có thể gây ra tuần hoàn máu kém. Mặc dù hiếm gặp, suy giãn tĩnh mạch cũng có thể gây ra cục máu đông.

Nguy cơ suy giãn tĩnh mạch phần lớn dựa trên di truyền. Nếu người thân bị suy giãn tĩnh mạch, nguy cơ sẽ cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ hay người thừa cân cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra tuần hoàn kém ở một số bộ phận cơ thể

4/ Tiểu đường

Không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, tiểu đường còn có thể gây ra tuần hoàn kém ở một số bộ phận cơ thể. Những biểu hiện này bao gồm chuột rút ở chân, cũng như đau ở bắp chân, đùi hoặc mông. Chuột rút có thể trở nên tệ hơn khi bạn vận động. Những người có bệnh tiểu đường đang trở nặng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện các triệu chứng tuần hoàn máu kém. Điều này là do thần kinh đái tháo đường có thể làm giảm cảm giác ở tứ chi.

Tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề về tim và mạch máu. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao và bệnh tim.

5/ Béo phì

Nếu bạn thừa cân, ngồi hoặc đứng hàng giờ có thể dẫn đến các vấn đề tuần hoàn. Thừa cân hoặc béo phì cũng khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác khác dẫn đến tuần hoàn máu kém, gồm suy giãn tĩnh mạch và các vấn đề về mạch máu.

6/ Bệnh Raynaud

Những người chân tay lạnh mãn tính có thể mắc một bệnh gọi là Raynaud. Bệnh này làm cho các động mạch nhỏ ở tay và ngón chân thu hẹp. Các động mạch bị thu hẹp ít có khả năng vận chuyển máu trong cơ thể, vì vậy bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng tuần hoàn máu kém. Các triệu chứng của bệnh Raynaud thường xảy ra khi bạn ở nhiệt độ lạnh hoặc cảm thấy căng thẳng bất thường.

Các bộ phận cơ thể khác có thể bị ảnh hưởng bên cạnh ngón tay và ngón chân. Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng ở môi, mũi, núm vú và tai.

Phụ nữ hay những người sống ở vùng khí hậu lạnh sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh Raynaud cao hơn. 

Chẩn đoán tuần hoàn máu kém

Vì tuần hoàn máu kém là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý, chẩn đoán các bệnh lý cơ bản sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các triệu chứng. Điều quan trọng là ngay từ đầu phải cung cấp cho bác sĩ tiền sử bệnh của gia đình về tuần hoàn máu kém hay bất kỳ bệnh nào liên quan. Từ đó, bác sĩ mới có thể đánh giá về nguy cơ của bạn và có chẩn đoán phù hợp nhất.

Ngoài khám sức khỏe để phát hiện đau và sưng, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Xét nghiệm máu kháng thể để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, chẳng hạn với bệnh Raynaud
  • Xét nghiệm đường huyết cho bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu để tìm nồng độ D dimer cao trong trường hợp cục máu đông
  • Siêu âm hoặc chụp CT (chụp cắt lớp vi tính)
  • Xét nghiệm huyết áp bao gồm kiểm tra chân

Điều trị tuần hoàn máu kém

Việc điều trị tuần hoàn kém phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là các phương pháp có thể có:

  • Vớ nén cho chân đau và sưng
  • Chương trình tập luyện đặc biệt được chỉ định bởi bác sĩ để tăng lưu thông
  • Insulin cho bệnh tiểu đường
  • Phẫu thuật bằng tia laser hoặc nội soi trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Bạn có thể dùng những loại thuốc như thuốc làm tan cục máu đông, cũng như làm loãng máu tùy theo tình trạng. Hoặc sử dụng thuốc chẹn alpha và thuốc chẹn kênh canxi để điều trị bệnh Raynaud.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Bạn nên đi khám nếu có bất kỳ biểu hiện nào của tuần hoàn máu kém. Những biểu hiện khó chịu có thể báo hiệu một tình trạng tiềm ẩn, nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân tuần hoàn máu kém của bạn và điều trị vấn đề tiềm ẩn.

Khi được phát hiện sớm, các bệnh dẫn đến tuần hoàn máu kém có thể điều trị được. Nếu không được điều trị, trạng thái bệnh lý có thể tiến triển rất nhanh. Các biến chứng đe dọa tính mạng như cục máu đông, cũng có thể xảy ra nếu điều trị không đúng cách. Hãy tìm đến bác sĩ thăm khám để bắt đầu kế hoạch điều trị toàn diện cho một lối sống khỏe mạnh.

Liệu pháp BEMER của Infinity Healthcare Vietnam đang được xem là sự lựa chọn tốt nhất trong việc cải thiện tuần hoàn máu

Hiện nay, liệu pháp BEMER của Infinity Healthcare Vietnam đang được xem là sự lựa chọn tốt nhất trong việc cải thiện tuần hoàn máu và được sử dụng để điều trị các loại bệnh của hệ tuần hoàn. BEMER cải thiện tuần hoàn máu bằng cách thúc đẩy lưu thông vi mô và kích hoạt khả năng tự phục hồi của cơ thể. Liệu pháp này giúp duy trì sức khỏe, hỗ trợ và giúp các tế bào của bạn sản xuất nhiều năng lượng hơn.  (Tìm hiểu thêm tại: bemer.vn)

Nguồn tham khảo: healthline.com

 

Bệnh về tuần hoàn máu: Kiến thức cơ bản và lời khuyên hữu ích cho sức khỏe hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là tim và mạch máu của bạn, và nó rất cần thiết để giữ cho cơ thể bạn hoạt động. Hệ cơ quan này mang oxy, chất dinh dưỡng, chất điện giải và hormone đi khắp cơ thể. Gián đoạn, tắc nghẽn hoặc các bệnh khác sẽ ảnh hưởng đến quy trình bơm máu của tim và có thể gây ra các biến chứng như bệnh tim hoặc đột quỵ.

24/04/2020

Bệnh hoại tử: Bạn đã hiểu hết về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này?

Hoại tử (Necrosis) là sự chết tế bào và mô xảy ra trên cơ thể sống. Trái ngược với quá trình chết rụng tế bào (Apoptosis) xảy ra tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của động thực vật, hoại tử hầu hết luôn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân và thậm chí có thể gây tử vong. 

24/04/2020

Các loại bệnh tiểu đường: Nguyên nhân & Cách phòng tránh

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường như về gen di truyền, tiểu sử gia đình, sức khỏe cá nhân và các tác động bên ngoài v.v. 

24/04/2020

BEMER - Phát minh y học hàng đầu thế giới

BEMER là sản phẩm ra đời vào khoảng năm 2004 tại Liechtenstein, được thiết kế ở Đức, và lắp ráp ở Thụy Sĩ, đây được xem là một trong những sự kết hợp tuyệt vời bậc nhất trên thế giới.

24/04/2020

5 lợi ích đáng kinh ngạc từ liệu pháp xung điện từ trường của BEMER

Sóng xung từ trường PEMF vốn được coi là điểm quan trọng mấu chốt để tạo nên sự thành công của BEMER. Đó là các vùng năng lượng vô hình, thường được gọi là bức xạ, có liên quan đến việc sử dụng năng lượng điện và các hình thức chiếu sáng tự nhiên (hoặc nhân tạo) khác nhau.

24/04/2020