Bệnh hoại tử: Bạn đã hiểu hết về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này?
Hoại tử (Necrosis) là sự chết tế bào và mô xảy ra trên cơ thể sống. Trái ngược với quá trình chết rụng tế bào (Apoptosis) xảy ra tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của động thực vật, hoại tử hầu hết luôn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân và thậm chí có thể gây tử vong. 

“Everything that is born eventually dies” (Dịch: Tất cả mọi thứ được sinh ra cuối cùng đều chết). Là con người, chúng ta luôn mong muốn có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và tạm biệt cuộc đời vì tuổi già. Nhưng đôi khi mọi thứ không như những gì chúng ta hình dung. Điều này cũng đúng với từng tế bào của cơ thể, một tế bào có thể sống hết cuộc đời, làm đúng công việc của nó và chết đi vào cuối vòng đời tự nhiên của nó (quá trình được gọi là apoptosis). Nhưng đôi khi, có những tình huống bất ngờ xảy ra, những tế bào chết đi một cách không tự nhiên, và đó được gọi là Hoại tử. 

Bạn hiểu gì về căn bệnh này? Hãy cùng IHC tìm hiểu và giúp bạn có thêm những biện pháp phòng tránh hữu ích nhé! 

Hoại tử là gì? 

Hoại tử (Necrosis) là sự chết tế bào và mô xảy ra trên cơ thể sống. Trái ngược với quá trình chết rụng tế bào (Apoptosis) xảy ra tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của động thực vật, hoại tử hầu hết luôn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân và thậm chí có thể gây tử vong. 

Thông thường, các tế bào chết do hoại tử không báo hiệu các tế bào thực bào làm nhiệm vụ ăn các vi khuẩn chết và tế bào chết, điều này dẫn đến sự tích tụ của các mô chết và các mảnh vụn tế bào. 

Các mô chết hay mô hoại tử có thể trì hoãn quá trình lành vết thương, và thường cần phải cắt bỏ mô trước khi tiến hành chữa lành vết thương đó - một quá trình được gọi là cắt bỏ mô hoại tử (debridement). 

Khi một khối lượng đáng kể các mô cơ thể chết (hoại tử) do việc giảm lượng máu cung cấp cho các mô, tình trạng này được gọi là Hoại thư (Gangrene) - một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoại tử? 

Hoại tử có thể xảy ra do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong: 

Các yếu tố bên ngoài có thể liên quan đến: 

  • Chấn thương cơ học (những chấn thương vật lý có thể phá vỡ tế bào); 
  • Các vấn đề về mạch máu có thể làm gián đoạn việc cung cấp máu tới các mô liên quan và gây ra tình trạng “thiếu máu “cục bộ”. 
  • Ngoài ra, hiệu ứng nhiệt (nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp) cũng có thể dẫn đến hoại tử do sự phá vỡ của các tế bào. 

Các yếu tố bên trong liên quan đến: 

  • Trophoneurotic (bệnh lý chức năng cục bộ do thiểu năng dinh dưỡng do suy giảm hoạt động của thần kinh chi phối - Merriam Webster’s Medical Desk Dictionary, 2003)
  • Chấn thương và tê liệt các tế bào thần kinh
  • Hoại tử có thể được sinh ra từ các thành phần của hệ miễn dịch như: Bổ thể (Complement system); Độc tố vi khuẩn; Các tế bào giết người được kích hoạt tự nhiên; và  Đại thực bào. 
  • Độc tố và mầm bệnh có thể gây hoại tử; các độc tố như nọc rắn có thể ức chế enzyme và gây chết tế bào.
  • Ngoài ra, các vết chích từ loài ong Vespa mandarinia cũng có thể gây hoại tử nghiêm trọng. 

Các loại hoại tử và những mô tả chi tiết về biểu hiện hình dạng/ màu sắc?

Có 6 loại hoại tử tế bào:

  • Hoại tử đông (coagulative necrosis): Mô hoại tử có sự đông đặc các dịch trong và ngoài tế bào, mô hoại tử trở nên rắn bở, màu vàng xám. Hoại tử đông thường gặp ở chi, các ngón và hay do bệnh mạch máu (viêm tắc động mạch). Hoại tử đông cũng hay gặp ở các tạng đặc như tim, gan (nhồi máu cơ tim).

  • Hoại tử nước (liquefactive necrosis): Mô hoại tử bị hoá lỏng, mềm nhũn, trong mô hoại tử hay có xâm nhập vi khuẩn và có nhiều tế bào viêm. Hoại tử nước gặp trong ổ nhồi máu não (nhũn não): các tế bào não mất hình thể, hoá lỏng, não mềm nhũn và cuối cùng trở thành nang chứa dịch. Hoại tử nước còn gặp trong ổ nhồi máu cơ tim khi có nhiễm khuẩn.

  • Hoại tử bã đậu (caseous necrosis): Mô hoại tử màu trắng vàng, bở, dễ vỡ nát (giống bã đậu). Hoại tử bã đậu hay gặp trong bệnh lao phổi, lao hạch. Ổ hoại tử trong bệnh lao gọi là hoại tử bã đậu. Hoại tử bã đậu cũng có thể gặp trong các bệnh nấm (histoplasmosis).

  • Hoại tử mỡ (fat necrosis): Vùng hoại tử có màu trắng như vết nến do các enzym tiêu mỡ hoạt động biến mỡ thành glycerol và acid béo tự do. Hoại tử mỡ trong viêm tuỵ cấp: tuỵ sưng nề, ống tụy tắc, dịch tuỵ phá huỷ mô tuỵ và mô mỡ xung quanh tuỵ tạo thành những vết nến trong ổ bụng.

  • Hoại tử dạng tơ huyết (fibrinoid necrosis): Vùng hoại tử tạo thành một chất bắt màu hồng (nhuộm eosin) lăn tăn giống tơ huyết. Hoại tử dạng tơ huyết hay gặp ở bề mặt thanh mạc (viêm màng phổi, màng tim, màng bụng tơ huyết). Bề mặt màng viêm hoại tử thô ráp hay gây dính (dính màng phổi, màng tim, màng bụng).

  • Hoại thư (Gangrenous Necrosis): Đây một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng phát sinh khi một khối lượng đáng kể các mô cơ thể chết (hoại tử).  Vùng hoại thư có màu đen ở các mức độ khác nhau. Bệnh tiểu đường và hút thuốc lá lâu ngày làm tăng nguy cơ bị hoại thư. 

Chảy dịch là dấu hiệu vết thương bị hoại tử

Làm thế nào để phòng tránh bệnh hoại tử? 

Để giảm nguy cơ hoại tử và cải thiện sức khỏe nói chung của bạn:

  • Hạn chế rượu. Uống nhiều rượu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây hoại tử. Uống nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày trong vài năm cũng có thể khiến chất béo tích tụ trong mạch máu của bạn
  • Giữ mức cholesterol thấp. Chất béo là chất phổ biến nhất ngăn chặn việc cung cấp máu cho xương.
  • Chú ý việc sử dụng steroid. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết liều lượng steroid nào là phù hợp để thích ứng với cơ thể của bạn. Việc sử dụng steroid liều cao lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra các tổn thương cho xương. 
  • Đừng hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ hoại tử. 
  • Hạn chế tối thiểu một số biện pháp y tế như: Xạ trị ung thư có thể làm suy yếu xương. Ghép tạng, đặc biệt là ghép thận, cũng liên quan đến hoại tử. 
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm trị liệu giúp cải thiện sức khỏe như BEMER - một trong những sản phẩm đang được cả thế giới ưa chuộng và được dụng phổ biến trong y học. 

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về hoại tử. Qua đó, IHC hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về cơ thể cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng một lối sống lành mạnh.
 

Nguồn tham khảo: 

1. Bài giảng về  “Bệnh học tế bào” của TS. Nguyễn Thế Dân

2. Bài viết về “Avascular necrosis“  từ trang https://www.mayoclinic.org/

3. Bài viết về “Necrosis, Cell” từ trang https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

 

Tuần hoàn máu kém là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc điều trị các nguyên nhân cơ bản thay vì triệu chứng là rất quan trọng. Các nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến tuần hoàn máu kém là béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về động mạch.

23/04/2020

Hệ tuần hoàn là tim và mạch máu của bạn, và nó rất cần thiết để giữ cho cơ thể bạn hoạt động. Hệ cơ quan này mang oxy, chất dinh dưỡng, chất điện giải và hormone đi khắp cơ thể. Gián đoạn, tắc nghẽn hoặc các bệnh khác sẽ ảnh hưởng đến quy trình bơm máu của tim và có thể gây ra các biến chứng như bệnh tim hoặc đột quỵ.

24/04/2020

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường như về gen di truyền, tiểu sử gia đình, sức khỏe cá nhân và các tác động bên ngoài v.v. 

24/04/2020

BEMER là sản phẩm ra đời vào khoảng năm 2004 tại Liechtenstein, được thiết kế ở Đức, và lắp ráp ở Thụy Sĩ, đây được xem là một trong những sự kết hợp tuyệt vời bậc nhất trên thế giới.

24/04/2020

Sóng xung từ trường PEMF vốn được coi là điểm quan trọng mấu chốt để tạo nên sự thành công của BEMER. Đó là các vùng năng lượng vô hình, thường được gọi là bức xạ, có liên quan đến việc sử dụng năng lượng điện và các hình thức chiếu sáng tự nhiên (hoặc nhân tạo) khác nhau.

24/04/2020
Tim mạch
Bệnh hoại tử: Bạn đã hiểu hết về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này?
Hoại tử (Necrosis) là sự chết tế bào và mô xảy ra trên cơ thể sống. Trái ngược với quá trình chết rụng tế bào (Apoptosis) xảy ra tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của động thực vật, hoại tử hầu hết luôn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân và thậm chí có thể gây tử vong. 

“Everything that is born eventually dies” (Dịch: Tất cả mọi thứ được sinh ra cuối cùng đều chết). Là con người, chúng ta luôn mong muốn có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và tạm biệt cuộc đời vì tuổi già. Nhưng đôi khi mọi thứ không như những gì chúng ta hình dung. Điều này cũng đúng với từng tế bào của cơ thể, một tế bào có thể sống hết cuộc đời, làm đúng công việc của nó và chết đi vào cuối vòng đời tự nhiên của nó (quá trình được gọi là apoptosis). Nhưng đôi khi, có những tình huống bất ngờ xảy ra, những tế bào chết đi một cách không tự nhiên, và đó được gọi là Hoại tử. 

Bạn hiểu gì về căn bệnh này? Hãy cùng IHC tìm hiểu và giúp bạn có thêm những biện pháp phòng tránh hữu ích nhé! 

Hoại tử là gì? 

Hoại tử (Necrosis) là sự chết tế bào và mô xảy ra trên cơ thể sống. Trái ngược với quá trình chết rụng tế bào (Apoptosis) xảy ra tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của động thực vật, hoại tử hầu hết luôn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân và thậm chí có thể gây tử vong. 

Thông thường, các tế bào chết do hoại tử không báo hiệu các tế bào thực bào làm nhiệm vụ ăn các vi khuẩn chết và tế bào chết, điều này dẫn đến sự tích tụ của các mô chết và các mảnh vụn tế bào. 

Các mô chết hay mô hoại tử có thể trì hoãn quá trình lành vết thương, và thường cần phải cắt bỏ mô trước khi tiến hành chữa lành vết thương đó - một quá trình được gọi là cắt bỏ mô hoại tử (debridement). 

Khi một khối lượng đáng kể các mô cơ thể chết (hoại tử) do việc giảm lượng máu cung cấp cho các mô, tình trạng này được gọi là Hoại thư (Gangrene) - một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoại tử? 

Hoại tử có thể xảy ra do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong: 

Các yếu tố bên ngoài có thể liên quan đến: 

  • Chấn thương cơ học (những chấn thương vật lý có thể phá vỡ tế bào); 
  • Các vấn đề về mạch máu có thể làm gián đoạn việc cung cấp máu tới các mô liên quan và gây ra tình trạng “thiếu máu “cục bộ”. 
  • Ngoài ra, hiệu ứng nhiệt (nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp) cũng có thể dẫn đến hoại tử do sự phá vỡ của các tế bào. 

Các yếu tố bên trong liên quan đến: 

  • Trophoneurotic (bệnh lý chức năng cục bộ do thiểu năng dinh dưỡng do suy giảm hoạt động của thần kinh chi phối - Merriam Webster’s Medical Desk Dictionary, 2003)
  • Chấn thương và tê liệt các tế bào thần kinh
  • Hoại tử có thể được sinh ra từ các thành phần của hệ miễn dịch như: Bổ thể (Complement system); Độc tố vi khuẩn; Các tế bào giết người được kích hoạt tự nhiên; và  Đại thực bào. 
  • Độc tố và mầm bệnh có thể gây hoại tử; các độc tố như nọc rắn có thể ức chế enzyme và gây chết tế bào.
  • Ngoài ra, các vết chích từ loài ong Vespa mandarinia cũng có thể gây hoại tử nghiêm trọng. 

Các loại hoại tử và những mô tả chi tiết về biểu hiện hình dạng/ màu sắc?

Có 6 loại hoại tử tế bào:

  • Hoại tử đông (coagulative necrosis): Mô hoại tử có sự đông đặc các dịch trong và ngoài tế bào, mô hoại tử trở nên rắn bở, màu vàng xám. Hoại tử đông thường gặp ở chi, các ngón và hay do bệnh mạch máu (viêm tắc động mạch). Hoại tử đông cũng hay gặp ở các tạng đặc như tim, gan (nhồi máu cơ tim).

  • Hoại tử nước (liquefactive necrosis): Mô hoại tử bị hoá lỏng, mềm nhũn, trong mô hoại tử hay có xâm nhập vi khuẩn và có nhiều tế bào viêm. Hoại tử nước gặp trong ổ nhồi máu não (nhũn não): các tế bào não mất hình thể, hoá lỏng, não mềm nhũn và cuối cùng trở thành nang chứa dịch. Hoại tử nước còn gặp trong ổ nhồi máu cơ tim khi có nhiễm khuẩn.

  • Hoại tử bã đậu (caseous necrosis): Mô hoại tử màu trắng vàng, bở, dễ vỡ nát (giống bã đậu). Hoại tử bã đậu hay gặp trong bệnh lao phổi, lao hạch. Ổ hoại tử trong bệnh lao gọi là hoại tử bã đậu. Hoại tử bã đậu cũng có thể gặp trong các bệnh nấm (histoplasmosis).

  • Hoại tử mỡ (fat necrosis): Vùng hoại tử có màu trắng như vết nến do các enzym tiêu mỡ hoạt động biến mỡ thành glycerol và acid béo tự do. Hoại tử mỡ trong viêm tuỵ cấp: tuỵ sưng nề, ống tụy tắc, dịch tuỵ phá huỷ mô tuỵ và mô mỡ xung quanh tuỵ tạo thành những vết nến trong ổ bụng.

  • Hoại tử dạng tơ huyết (fibrinoid necrosis): Vùng hoại tử tạo thành một chất bắt màu hồng (nhuộm eosin) lăn tăn giống tơ huyết. Hoại tử dạng tơ huyết hay gặp ở bề mặt thanh mạc (viêm màng phổi, màng tim, màng bụng tơ huyết). Bề mặt màng viêm hoại tử thô ráp hay gây dính (dính màng phổi, màng tim, màng bụng).

  • Hoại thư (Gangrenous Necrosis): Đây một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng phát sinh khi một khối lượng đáng kể các mô cơ thể chết (hoại tử).  Vùng hoại thư có màu đen ở các mức độ khác nhau. Bệnh tiểu đường và hút thuốc lá lâu ngày làm tăng nguy cơ bị hoại thư. 

Chảy dịch là dấu hiệu vết thương bị hoại tử

Làm thế nào để phòng tránh bệnh hoại tử? 

Để giảm nguy cơ hoại tử và cải thiện sức khỏe nói chung của bạn:

  • Hạn chế rượu. Uống nhiều rượu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây hoại tử. Uống nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày trong vài năm cũng có thể khiến chất béo tích tụ trong mạch máu của bạn
  • Giữ mức cholesterol thấp. Chất béo là chất phổ biến nhất ngăn chặn việc cung cấp máu cho xương.
  • Chú ý việc sử dụng steroid. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết liều lượng steroid nào là phù hợp để thích ứng với cơ thể của bạn. Việc sử dụng steroid liều cao lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra các tổn thương cho xương. 
  • Đừng hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ hoại tử. 
  • Hạn chế tối thiểu một số biện pháp y tế như: Xạ trị ung thư có thể làm suy yếu xương. Ghép tạng, đặc biệt là ghép thận, cũng liên quan đến hoại tử. 
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm trị liệu giúp cải thiện sức khỏe như BEMER - một trong những sản phẩm đang được cả thế giới ưa chuộng và được dụng phổ biến trong y học. 

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về hoại tử. Qua đó, IHC hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về cơ thể cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng một lối sống lành mạnh.
 

Nguồn tham khảo: 

1. Bài giảng về  “Bệnh học tế bào” của TS. Nguyễn Thế Dân

2. Bài viết về “Avascular necrosis“  từ trang https://www.mayoclinic.org/

3. Bài viết về “Necrosis, Cell” từ trang https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

 

Tuần hoàn máu kém: "Thủ phạm" chính gây nên các bệnh về tim mạch

Tuần hoàn máu kém là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc điều trị các nguyên nhân cơ bản thay vì triệu chứng là rất quan trọng. Các nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến tuần hoàn máu kém là béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về động mạch.

23/04/2020

Bệnh về tuần hoàn máu: Kiến thức cơ bản và lời khuyên hữu ích cho sức khỏe hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là tim và mạch máu của bạn, và nó rất cần thiết để giữ cho cơ thể bạn hoạt động. Hệ cơ quan này mang oxy, chất dinh dưỡng, chất điện giải và hormone đi khắp cơ thể. Gián đoạn, tắc nghẽn hoặc các bệnh khác sẽ ảnh hưởng đến quy trình bơm máu của tim và có thể gây ra các biến chứng như bệnh tim hoặc đột quỵ.

24/04/2020

Các loại bệnh tiểu đường: Nguyên nhân & Cách phòng tránh

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường như về gen di truyền, tiểu sử gia đình, sức khỏe cá nhân và các tác động bên ngoài v.v. 

24/04/2020

BEMER - Phát minh y học hàng đầu thế giới

BEMER là sản phẩm ra đời vào khoảng năm 2004 tại Liechtenstein, được thiết kế ở Đức, và lắp ráp ở Thụy Sĩ, đây được xem là một trong những sự kết hợp tuyệt vời bậc nhất trên thế giới.

24/04/2020

5 lợi ích đáng kinh ngạc từ liệu pháp xung điện từ trường của BEMER

Sóng xung từ trường PEMF vốn được coi là điểm quan trọng mấu chốt để tạo nên sự thành công của BEMER. Đó là các vùng năng lượng vô hình, thường được gọi là bức xạ, có liên quan đến việc sử dụng năng lượng điện và các hình thức chiếu sáng tự nhiên (hoặc nhân tạo) khác nhau.

24/04/2020